Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Chuyển đổi số: Tạo điều kiện tốt nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp

  

09:11 09/05/2024

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Năm 2024, ngành Ngân hàng tổ chức Sự kiện chuyển đổi số với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”. Tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng", Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, đây là một chủ đề hay và "nóng" không chỉ với riêng ngành Ngân hàng mà rất phù hợp với thực tiễn, định hướng của Chính phủ trong triển khai Đề án 06 và chuyển đổi số quốc gia từ việc "kết nối, ứng dụng, phát triển ứng dụng, dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn" - những quan điểm, hành động xuyên suốt trong hơn 2 năm triền khai Đề án 06.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, tính đến hết tháng 4/2023, Bộ Công an đã thực hiện cấp số định danh cá nhân cho 100% công dân với trên 104 triệu dữ liệu; 86 triệu thẻ căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc; 75,16 triệu hồ sơ định danh điện tử; kích hoạt trên 53,88 triệu tài khoản định danh điện từ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan các gian hàng chuyển đổi số

Bộ Công an và các bộ, ngành đã thực hiện đồng bộ, tích hợp thành công 20 triệu giấy tờ bảo hiểm y tế; 20 triệu giấy phép lái xe; 8 triệu đăng ký xe. Hiện có 46 đơn vị đang phối hợp với Bộ Công an để triển khai (36 địa phương và 10 Bộ, cơ quan ngang Bộ) với 57 trang web, ứng dụng. Tổng số lượt sử dụng tài khoản địnhdanh điện từ trên các Cổng dịch vụ công đến nay là 11.645.068, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục thuế là 941.045 lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VSSID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là 9.4548.133 lượt.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 18 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 4 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1.534.864.111 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin; 600.009.022 yêu cầu đồng bộ thông tin, đồng bộ thành công 269.247.289 thông tin công dân vào dữ liệu dân cư. Với những kết quả nổi bật như trên, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã trở thành "trái tim" của chuyển đổi số.

Về sự phối hợp giữa ngành ngân hàng và lực lượng Công an, lãnh đạo ngành Ngân hàng đã chủ động phối hợp Bộ Công an, xây dựng và ký kết Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN để ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, với 11 nhiệm vụ trọng tâm và 35 nhiệm vụ cụ thể. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch đã triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Công an, NHNN và đạt được những kết quả hết sức quan trọng...

Những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ làm xã hội ngày càng văn minh, chuyển đổi trạng thái giảm tiếp xúc trực tiếp mà tiếp xúc hoàn toàn trên môi trường điện tử, giảm chi phí đầu tư, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn và đã trở thành những điểm nghẽn cần được khẩn trương tháo gỡ, như việc các bộ ngành sự vào cuộc là chưa thật sự đồng đều, chưa thực sự quyết liệt. Bên cạnh đó, một số điểm nghẽn về pháp lý, kinh phí, số hóa dữ liệu... của các bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển động rõ nét.

Riêng đối với ngành Ngân hàng, việc đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống trong triển khai các dịch vụ hoàn toàn trên môi trường điện tử là một thách thức không nhỏ khi hạ tầng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa dự báo, xây dựng các phương án bảo vệ hệ thống, dữ liệu trước nguy cơ tấn công ngày càng gia tăng như thời gian vừa qua đối với các hệ thống lớn (chứng khoán, dầu khí...).

Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông... trong việc giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống, bảo vệ dữ liệu khách hàng, người dân, doanh nghiệp...

“Đây là những nguyên nhân căn cơ dẫn đến chậm tiến độ đề ra gây lãng phí tài nguyên cơ sở dữ liệu, đánh mất cơ hội được sử dụng các tiện ích, văn minh xã hội mà người dân đáng ra phải được hưởng”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhận định.

Trước những hạn chế trên, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp với ngành ngân hàng triển khai chỉ thị 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ, nhất là, vai trò thanh toán trong thượng mại điện tử, kiểm soát, giám sát các giao dịch phục vụ quản lý, truy thu thuế, quản lý tài sản số, tiền ảo, tiền điện tử hiện nay đang rất phát triển - là một phương thức của hoạt động "rửa tiền", chuyển tiền xuyên biên giới.

Các Bộ Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng phối hợp với Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia vê dân cư để thực hiện định danh và xác thực điện tử; nhất quán trong việc đăng ký kinh doanh mới, rà soát, chuẩn hóa dữ liệu người nộp thuế hiện hành; đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng, viễn thông... phục vụ định danh, xác thực cá nhân, tổ chức phòng ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử; định danh, xác thực cá nhân, tổ chức trong việc triển khai hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiên áp dụng trong lĩnh vực bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng nhằm phòng ngừa các hành vi gian lận hóa đơn, chống thất thu thuế trong lĩnh vực bán lẻ.

Về phía ngành Ngân hàng, thời gian tới cần tập trung hoàn thiện Đề án riêng của ngành Ngân hàng nhằm hỗ trợ thành công chung của Đề án 06; khẩn trương chỉ đạo các đơn vị hoàn thành số hóa, làm sạch dữ liệu với hơn 170 triệu dữ liệu tài khoản ngân hàng và ví điện tử (mới làm sạch được khoảng 5,5 triệu/170 triệu), phục vụ xác thực, kết nối, khai thác với dữ liệu "gốc" là dữ liệu về dân cư, căn cước, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế số, thanh toán không dùng tiền mặt... gắn với dữ liệu viễn thông, thuế, thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số được tạo lập thống nhất giữa các bộ, ngành phục vụ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế.

Cùng với đó, về hạ tầng, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin là vấn đề quan trọng đặc biệt là trong bối cảnh các hệ thống lớn liên tục bị tấn công, rủi ro về tài chính là vấn đề rất nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế tại các quốc gia.

Đồng thời, đề nghị ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong việc triển khai cho vay tín chấp qua chấm điểm tín dụng công dân, hiện nay mới chỉ có 2 đơn vị tổ chức tín dụng, tài chính áp dụng kết hợp giải ngân 550 trường hợp với vay tín chấp khoảng 2,5 tỷ đồng, như vậy là chưa thực sự tương xứng với nhu cầu vay trong nhân dân là rất lớn. Nếu không làm tốt vấn đề này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vay "tín dụng đen" ngày càng phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết trong thời gian tới, Bộ Công an triển khai thực hiện việc định danh điện tử người nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Căn cước…

BBT


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đặt hàng mẫu

 Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện