Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022

  

03:39 04/12/2022

Sáng 01/12/2022, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022 với chủ đề “Hạ tầng pháp lý – thúc đẩy phát triển đô thị thông minh”.

Dự Hội nghị có ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA… cùng các đại biểu là lãnh đạo sở, ban, ngành từ 27 tỉnh thành phố trên cả nước.


Hiện nay, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kéo theo sự lên ngôi của mô hình “thành phố thông minh” hay “đô thị thông minh” trên khắp thế giới, nhiều quốc gia đang coi việc xây dựng và phát triển các đô thị thông minh (ĐTTM) như là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tại Việt Nam việc phát triển thành phố thông minh sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, tiện ích cho người dân giúp phát triển kinh tế, xã hội, đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà Chính phủ và chính quyền các cấp đang hướng đến.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt khi Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 148 ngày 11/11/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết 06, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định quyết tâm phát triển ĐTTM bền vững, trong đó nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc hạ tầng CNTT, hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị; đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển ĐTTM”.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết thêm: “Hiện nay, các địa phương vẫn đang chủ yếu tập trung vào việc phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích ĐTTM, chủ yếu gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số, chứ chưa chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ, các bài toán của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường… dẫn tới có những chỗ hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân trong đô thị”.

Từ tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, trên cả nước đã có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án ĐTTM; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án, Chương trình, Kế hoạch phát triển ĐTTM; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh,… Mục tiêu trong giai đoạn 2025 - 2030, Việt Nam hình thành một số chuỗi ĐTTM tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á.

Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ĐTTM, nhưng cũng không ít thách thức. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp công nghệ và lãnh đạo các cấp đã rất nỗ lực phát triển các ĐTTM. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công tư đặc biệt các thủ tục liên quan đến: đầu tư, đấu thầu và thuê dịch vụ CNTT. Thêm vào đó, hiện các đô thị chưa chú trọng quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu. Vì vậy, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022, mong muốn các nhà quản lý, các chuyên gia bàn thảo và kiến nghị những phương giải quyết cụ thể cho 02 nhóm vấn đề này.

Hội nghị năm nay tập trung cập nhật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như thảo luận về chủ đề Hạ tầng thông minh với các phiên chuyên đề về Hạ tầng pháp lý, Hạ tầng công nghệ và các giải pháp công nghệ xây dựng các khu ĐTTM nhằm chia sẻ về tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm, những quan điểm và mô hình để phát triển những ĐTTM. Cùng nhau đưa ra những giải pháp phát triển, quy hoạch và quản lý dựa trên điều kiện thực tế của các thành phố và nền tảng công nghệ mới: IoT, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo…Từ đó giúp quản lý hiệu quả hoạt động của thành phố và đem lại các tiện ích thiết thực, an sinh xã hội cho người dân, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp.

BBT


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đặt hàng mẫu

 Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện