Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Các mô hình kinh tế của bà con ngày càng hiệu quả

  

09:40 27/11/2023

Với vùng đất luôn phải đối diện với thiên tai, dịch bệnh phức tạp nên đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, xã hội của địa phương. Nhưng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và tổ chức Hội Nông dân các cấp về định hướng và tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt là nhờ đổi mới tư duy và nỗ lực vượt khó, vươn lên của người nông dân đã xuất hiện hàng trăm mô hình kinh tế phát triển nông nghiệp có hiệu quả.


Cùng tham gia với đoàn kiểm tra cơ sở của Hội Nông dân tỉnh và huyện, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Phạm Hùng Sơn, ở thôn Phú Bình, xã Phú Gia. Anh Sơn cho biết “Gia đình vào đây lập nghiệp từ năm 2014, đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Với 3 ha đất được quy hoạch 2 chuồng lợn nuôi liên kết với Tập đoàn CP Thái Lan, với quy mô 1.200 con lợn/lứa. Đều đặn mỗi năm 2 lứa trang trại lợn của gia đình cho thu nhập 1 tỷ đồng.”


Từ nguồn vốn tích lũy được sau gần 10 năm duy trì phát triển mô hình nuôi lợn liên kết, đến nay gia đình đã đầu tư phát triển 1,3 ha ao hồ làm dịch vụ cho thuê câu cá, trồng 300 gốc cam, bưởi. Đồng thời, mở rộng đầu tư 3,5 ha gió trầm, 5 ha bạch đàn cao sản trồng tại thôn Phú Lâm và 17 ha keo, tràm 4 năm tuổi được trồng tại xã Phúc Trạch. Các mô hình kinh tế của gia đình đã giải quyết việc làm ổn định cho 4 lao động địa phương.


Cũng tại xã Phú Gia, gia đình chị Nguyễn Thị Lành, hội viên nông dân ở thôn Trường Sơn đã đầu tư mô hình chăn nuôi đa con với 60 con lợn, 400 con gà, 4 con bò lai và 50 con dê sinh sản. Mỗi năm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp này cho gia đình thu về hàng trăm triệu đồng.


Ông Lê Công Anh, Bí thư Đảng ủy xã Phú Gia khẳng định “Phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã được người dân địa phương quan tâm đầu tư, xây dựng các mô hình kinh tế khá hiệu quả trong nhiều năm qua, nhất là từ khi địa phương tập trung xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Cấp ủy, chính quyền đã quan tâm tạo mọi điều kiện về nguồn đất đai, các thủ tục hồ sơ xây dựng mô hình. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn cũng Hội Nông dân hỗ trợ vay vốn; từ đó đã tạo động lực cho người nông dân thay đổi tư duy, nỗ lực vượt khó làm giàu cho gia đình và đóng góp xây dựng quê hương”.

Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, việc làm thường xuyên của Hội Nông dân huyện Hương Khê.


Trong năm 2023, Hội đã vận động thành lập mới 1 mô hình chăn nuôi gà quy mô 12.000 con/lứa; xây dựng 42 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; ra mắt 1 cửa hàng Nông sản an toàn tại Thị trấn Hương Khê; hỗ trợ xây dựng 8 sản phẩm OCOP.


Vận động thành lập 1 HTX nuôi ong lấy mật, 42 tổ hội nghề nghiệp, 15 THT, 162 mô hình phát triển kinh tế cho doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên. Hội đã kết nối, tuyên truyền, hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử thông tin của 7.000 hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Có 109 lượt hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ Nông dân các cấp với tổng số tiền trên 3,3 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.


Bên cạnh đó, công tác hội và phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã được hội viên nông dân trên địa bàn huyện Hương Khê hưởng ứng tích cực. Toàn huyện hiện có 8.454 hộ đạt đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp cơ sở có 5.276 hộ, cấp huyện 2.860, cấp tỉnh 205 và cấp trung ương có 113 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.


Qua kiểm tra thực tế tại các xã, các mô hình kinh tế của hội viên và làm việc với Hội Nông dân huyện, ông Trần Đình Ước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh “ghi nhận và đánh giá cao công tác Hội và phong trào phát triển sản xuất của hội viên nông dân huyện Hương Khê. Chỉ đạo địa phương tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và động viên hội viên xây dựng các mô hình kinh tế chuyên sâu, hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao. Hội sẽ có giải pháp đề xuất tăng mức vốn vay hỗ trợ người nông dân xây dựng mô hình lớn cho hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội”.

Thời gian qua, nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò kết nối, định hướng của Hội nông dân. Đặc biệt là sự đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nỗ lực vượt khó, vươn lên của người nông dân đã xây dựng hàng trăm mô hình kinh tế phát triển nông nghiệp có hiệu quả. Góp phần đưa ngành nông nghiệp ở huyện miền núi Hương Khê phát triển tương đối toàn diện và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Vượt qua bao khó khăn, giờ đây, người nông dân Hương Khê đã biết chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, miền, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu… Nhờ đó, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, chung tay góp sức đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.     

BBT 


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện