Lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND tỉnh về ủy quyền giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí cho đối tượng theo quy định tại QĐ số 62/2011/QĐ-TTg   |    Hà Tĩnh phát động Cuộc thi an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2024   |    Hà Tĩnh bổ sung 89 giáo viên mầm non và phổ thông công lập   |    Pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Tĩnh đón chào năm mới Giáp Thìn 2024   |    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT   |   

Căn cước điện tử - chìa khóa thực hiện Chính phủ số, xã hội số

  

12:40 27/11/2023

Căn cước điện tử là nội dung được bổ sung tại dự thảo Luật Căn cước so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014.

Theo Bộ Công an, trong xã hội số, việc định danh, xác thực con người cụ thể trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết. Nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển đã và đang đầu tư nhiều nguồn lực để tạo dựng nên hệ thống định danh của quốc gia. Đây cũng là yêu cầu quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số ở nước ta.

Do vậy, việc bổ sung quy định trong dự án Luật Căn cước về căn cước điện tử; danh tính điện tử của công dân Việt Nam; kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử; sử dụng căn cước điện tử là thực sự cần thiết.


Dự thảo Luật Căn cước đã bổ sung quy định về căn cước điện tử so với Luật Căn cước công dân năm 2014.

Dự thảo Luật đã quy định nhiều nội dung về căn cước điện tử như: Căn cước điện tử; danh tính điện tử của công dân Việt Nam; kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử; sử dụng căn cước điện tử; khóa, mở khóa căn cước điện tử. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật cũng đã chỉnh lý, bổ sung quy định rõ về thông tin trong căn cước điện tử, thẩm quyền cấp căn cước điện tử, giá trị sử dụng của căn cước điện tử… cho rõ ràng, đầy đủ.

Ở nước ta hiện nay đang có tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc là hơn 140 triệu, trong đó thuê bao di động chiếm 93,3%. Hệ thống internet đã phủ sóng trên 99,7% số thôn trên toàn quốc. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới tất cả các xã, phường, thị trấn, trường học và 91% thôn bản.

Vùng phủ 3G/4G đã lên tới 95% dân số đưa Việt Nam tiệm cận mức phổ cập internet cao nhất, tương đương với những quốc gia phát triển. Như vậy, việc thực hiện giao dịch điện tử, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ ngày càng phổ biến ở nước ta.

Có thể nói căn cước điện tử chính là chìa khóa để thực hiện Chính phủ số, xã hội số.

BBT


Thêm ý kiến góp ý

 Ý kiến của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Thống kê trong ngày

Lượt truy cập:   4.534
Tổng số truy cập:   312.343.234

Sự kiện